Nước có nhiệm vụ nhận lượng nhiệt dư thừa từ máy móc và đưa tới tháp giải nhiệt. Sau đó tiếp tục quay lại để làm mát cho thiết bị đang phụ thuộc. Vì thế, nước đóng vai trò quan trọng và chất lượng nước cần phải đảm bảo. Nếu chất lượng nước tháp giải nhiệt kém sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ và hiệu quả làm mát của tháp giải nhiệt.
1.Bốn chỉ số cho thấy chất lượng nước tháp giải nhiệt kém
Dù bạn đang sử dụng tháp giải nhiệt kín hay tháp giải nhiệt hở thì cũng cần sử dụng nước liên tục. Nếu chất lượng nước tháp giải nhiệt kém thì lâu ngày sẽ khiến tháp giải nhiệt bị hư hỏng, trục trặc và giảm hiệu suất. Để xử lý và cải thiện nguồn nước dùng cho tháp giải nhiệt hiệu quả, bạn cần nắm rõ 4 chỉ số thể hiện chất lượng nước tháp giải nhiệt không đạt tiêu chuẩn:Nước có độ pH cao/thấp hơn mức trung tính: Về lý thuyết, độ pH của nước dùng cho tháp giải nhiệt phải ở mức trung tính, nghĩa là bằng 7. Phạm vi đo độ pH nước là từ 0 – 14. Nếu nước có độ pH bé hơn 7 nghĩa là nước mang tính axit. Còn nước có độ pH lớn hơn 7 là nước mang tính bazo. Tính axit và bazo của nước tháp giải nhiệt lần lượt thể hiện cho khả năng ăn mòn hệ thống và tích luỹ cáu cặn trong tháp. Do đó, việc kiểm soát độ pH của nước chính là một trong những bước cần thiết để duy trì chất lượng nước tháp giải nhiệt cooling tower.
Nước có độ dẫn điện và tổng lượng chất rắn hoà tan cao: Nước càng tinh khiết thì độ dẫn điện và tổng lượng chất rắn hoà tan càng thấp. 2 chỉ số này thấp thể hiện chất lượng nước dùng cho tháp giải nhiệt tốt, đạt tiêu chuẩn. Trên thực tế, chất rắn hoà tan không làm giảm hiệu suất làm mát. Tuy nhiên lâu ngày sẽ hình thành cáu cặn bám trên tấm tản nhiệt, ống dẫn nước, đầu phun,… Từ đó cản trở hoạt động của tháp. Đồng thời người dùng cần phải tốn thêm chi phí để vệ sinh.
Chỉ số bão hoà không nằm trong mức tiêu chuẩn: Chỉ số bão hoà không nằm trong mức tiêu chuẩn cũng là một trong những đặc điểm thể hiện chất lượng nước tháp giải nhiệt kém. Chỉ số bão hoà tiêu chuẩn phải nằm trong mức từ 0 – 1. Nếu chỉ số âm thể hiện nước có tính ăn mòn, còn chỉ số lớn hơn 1thì liên quan đến khả năng hình thành cáu cặn.
Độ cứng của nước cao: Lượng Canxi, Magie, các khoáng chất có trong nước cao thì độ cứng của nước càng cao và ngược lại. Nước có độ cứng cao làm tăng nguy cơ hình thành cáu cặn. Nếu nước có độ cứng tạm thời thì người dùng có thể sử dụng các phương pháp làm mềm nước.
2.Các tác hại khi tháp giải nhiệt sử dụng nước chất lượng kém?
Chất lượng nước tháp giải nhiệt kém gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là tháp giải nhiệt tuần hoàn hở. Bởi vì loại tháp này có chu trình giải nhiệt đơn giản hơn tháp giải nhiệt kín. Trong tháp giải nhiệt kín, 2 vòng tuần hoàn được tách biệt nên không gặp nhiều tác hại như ở tháp giải nhiệt hở. Một số vấn đề thường gặp khi nước dùng cho tháp giải nhiệt kém không đạt chất lượng:
Tấm tản nhiệt bị hư hỏng, phá huỷ cấu trúc: Ở tháp giải nhiệt hở, nước sẽ tiếp xúc với không khí tại tấm tản nhiệt. Vì thế, nước chất lượng kém lâu ngày sẽ hình thành cặn bám trên bề mặt tấm đệm. Nếu nước có tính ăn mòn còn phá huỷ cấu trúc hoặc làm rách màng giải nhiệt.
Giảm hiệu quả làm mát của tháp: Cặn bẩn bám vào khối đệm sẽ làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt. Trên bề mặt tấm tản nhiệt có nếp gấp, khi cặn bám sẽ chiếm không gian khiến cho lượng khí thải ra ngoài giảm đi đáng kể. Từ đó gây tác hại không tốt đến toàn bộ chức năng tháp.
Ảnh hưởng đến đầu phun: Đầu phun và tay phun có vai trò phun tia nước đều lên tấm tản nhiệt. Nếu các tạp chất bám vào chắc chắn sẽ làm tắc ống phun hoặc khiến đầu phun không phân phối nước đồng đều làm giảm khả năng trao đổi nhiệt. Nghiêm trọng hơn là ở những khu vực bị khô, khi gặp nhiệt độ cao sẽ dễ cháy.
Nghẹt máy bơm nước: Máy bơm nước là hệ thống dùng để bơm nước cho tháp giải nhiệt. Nếu có cặn bẩn, rong rêu sẽ làm máy bơm bị tắc nghẽn không bơm nước được. Từ đó khiến lượng nước tuần hoàn cung cấp không đủ, sinh nhiệt.
3.Phương pháp cải thiện chất lượng nước tháp giải nhiệt
Để khắc phục tình trạng chất lượng nước tháp giải nhiệt kém thì chúng ta cần kiểm tra nguồn nước đầu vào, kết hợp sử dụng hoá chất và xả đáy tháp giải nhiệt thường xuyên. Sau khi áp dụng phương pháp hoá chất để vệ sinh tháp giải nhiệt nhưng vẫn còn hiện tượng đóng cặn thì có thể là do bạn chưa xả đáy hoặc xả đáy không đúng cách. Lúc này, bạn cần kiểm tra và đánh giá chất lượng nước, từ đó có thể dự đoán xu hướng ăn mòn, cáu cặn để xả đáy hợp lý hơn.
Việc xả đáy tháp giải nhiệt có lợi ích là loại bỏ cặn bẩn, rong rêu, chất ăn mòn để tránh tắc nghẽn, tăng cường hiệu suất làm mát của tháp giải nhiệt. Tuy nhiên, có một số người cho rằng chất lượng nước của tháp giải nhiệt xấu hay tốt không quan trọng, chỉ cần xả đáy thường xuyên là được. Nhưng đây hoàn toàn là nhận định sai lầm. Xả đáy chỉ tạm thời loại bỏ chất rắn, tạp chất trong nước. Vì thế bên cạnh xả đáy, bạn cần thường xuyên vệ sinh toàn bộ hệ thống tháp giải nhiệt.
Đối với nguồn nước đầu vào là nước ngầm, nước máy có độ cứng cao thì người dùng cần bổ sung thêm các hoá chất tẩy cặn. Còn nước sông, nước biển thì cần bổ sung thuốc diệt rong rêu tháp giải nhiệt để ngăn chặn sự phát triển của tảo và rong rêu. Khi áp dụng đúng cách những phương pháp trên thì chất lượng nước tháp giải nhiệt sẽ được cải thiện đáng kể. Nhờ đó giúp tháp ổn định tuổi thọ và duy trì hiệu quả hoạt động lâu dài.
Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích liên quan đến những tác hại khi chất lượng nước tháp giải nhiệt kém và các phương pháp phổ biến để cải thiện chất lượng nước tháp giải nhiệt. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm nơi vệ sinh tháp giải nhiệt, vui lòng liên hệ Công Ty Tháp Giải Nhiệt Công Nghiệp Alpha Việt Nam qua Hotline: 0903 962 945 - 0903 880 938 - 0337 811 611 để được tư vấn. Hân hạnh phục vụ quý khách!